Có 10 kết quả được tìm thấy
Với nhiều cơ hội việc làm tại chỗ, hiện nay, người lao động trên địa bàn tỉnh ta "ly nông" nhưng không cần phải mạo hiểm "ly hương". Làm việc gần nhà sẽ giúp người lao động tiết giảm được nhiều chi phí, vì vậy họ có thể tích lũy cho cuộc sống sau này. Đồng thời, lao động làm việc ngay tại quê hương cũng mang lại những thuận lợi không nhỏ đối với doanh nghiệp. Bởi khi cuộc sống ổn định, người lao động càng thêm yên tâm, gắn bó với công việc. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
Tuy là huyện thuần nông, nhưng giờ đây tại Yên Mô, người lao động đã có thể tìm được việc làm với mức thu nhập ổn định tại các nhà máy, xí nghiệp hoặc được học nghề để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những năm qua, tỉnh ta đã làm tốt công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động, nhờ đó không còn nhiều lao động phải ly hương để tìm việc làm. Theo thống kê, trong năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 20.050 người, đạt 103,4% kế hoạch năm (trong đó có 1.524 người đi xuất khẩu lao động) góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, không còn cảnh người lao động xếp thành hàng dài ven các quốc lộ để chờ đón xe khách, khởi đầu cho một chuyến đi làm ăn xa- hình ảnh quen thuộc ở tỉnh ta nhiều năm trước đây. Giờ đây, ngay tại quê nhà, người lao động vẫn có thể tìm được việc làm với mức thu nhập ổn định, hoặc vẫn còn nhiều cơ hội cho người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Nhờ sức hút từ các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, nhiều nông dân ở khắp các miền quê từ vùng chiêm trũng Nho Quan, Gia Viễn đến các vùng thuần nông như Yên Khánh, Yên Mô… đã không còn phải rời bỏ quê hương đến các thành phố lớn tìm kiếm việc làm như trước đây. Việc giải được bài toán "ly nông bất ly hương" đã giúp người nông dân bớt cảnh chân lấm, tay bùn, khoác lên mình bộ quần áo công nhân, người làm thầy, người làm thợ… Cuộc sống nhờ đó mà cũng đã thay đổi rất nhiều.
Hàng triệu lao động nông thôn đang chọn con đường ly hương lên các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm. Nhưng không phải ai cũng tìm được công việc có thu nhập ổn định. Trong khi đó thì những cánh đồng "bờ xôi ruộng mật" lại đang thiếu trầm trọng lao động chính. Làm cách nào để giữ nông dân với ruộng đồng, chung sức xây dựng nông thôn mới?
Mặc dù là khu vực có nguồn lao động dồi dào, nhưng các vùng nông thôn trong tỉnh vẫn còn tình trạng người lao động phải "ly hương" để kiếm kế mưu sinh. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, mở ra cơ hội cho nhiều lao động ở địa phương: có nghề, việc làm và có thu nhập ổn định mà không phải xa quê…
Trước đây, cứ mỗi độ tháng ba ngày tám, người dân xã Gia Hòa (Gia Viễn) lại khắp nơi tìm việc. Nhưng giờ thì số lao động phải ly hương tìm việc làm ít lắm. Vì trong lúc chờ vụ gặt chiêm, mùa, họ không còn lúc nào rảnh rỗi, nào là trồng cây vụ đông, nào là chăn nuôi gia súc, gia cầm, rồi còn các nghề tiểu thủ công nghiệp khác…
Tạo nghề cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng nông thôn luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ tạo việc làm, tăng thêm thu nhập mà quan trọng hơn, việc đưa các nghề phù hợp với vai trò, chức năng của người phụ nữ trong gia đình để"ly nông bất ly hương" là đúng đắn và hiệu quả.